Hãy cùng Khởi Long tìm hiểu ngành Logistics 2024 có những cơ hội và thách thức. Cụ thể thế nào, hãy cũng đọc bài viết sau của Khởi Long nhé!
1. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mở ra rất nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Trong đó, có đóng góp lớn của ngành logistics. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế biến động, cạnh tranh gay gắt thì việc cải thiện khả năng kết nối mạng lưới logistics nội địa với mạng lưới logistics quốc tế đang là yêu cầu cấp thiết.
2. Kinh tế toàn cầu năm 2024 được dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức và khó đoán định với mức tăng trưởng thấp hơn 2023. Tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế trong khu vực châu Âu, châu Mỹ năm 2024 cũng được dự báo giảm hoặc tăng không đáng kể so với năm 2023. Trong bối cảnh đó, để vượt qua những khó khăn trong thời gian tới, một trong những vấn đề quan trọng là tối ưu hoá chi phí logistics cũng như thời gian vận chuyển hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam.
3. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp được thành lập nhằm cung cấp dịch vụ logistics và từng bước hình thành chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ tới vùng, miền trong cả nước và các nước trong khu vực.
Ngoài ra, hệ thống kết cấu hạ tầng logistics đã được quan tâm đầu tư, phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại và an toàn. Nhiều công trình đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, mạng lưới giao thông đã kết nối đến mọi vùng, miền trong cả nước, giúp giảm chi phí logistics và thời gian giao hàng. Đi liền đó là chính sách mới được ban hành, thủ tục được điều chỉnh theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Đặc biệt, hạ tầng logistics Việt Nam ngày càng được cải thiện; các tuyến đường cao tốc, sân bay, bến cảng và trung tâm logistics được xây dựng mới, mở rộng góp phần nâng cao năng lực xử lý hàng hóa, thúc đẩy lưu thông hàng hóa nhanh chóng và thuận tiện.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng chỉ ra rằng: Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn, tăng trưởng kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, lạm phát và lãi suất tiếp tục duy trì ở mức cao cùng nhu cầu giảm mạnh tại thị trường lớn là thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dịch vụ logistics nói riêng. Xu hướng phi toàn cầu hóa và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, mối quan tâm đến vấn đề về an toàn cho người tiêu dùng, phát triển bền vững và chống biến đổi khí hậu tiếp tục là yếu tố định hình lại chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu, tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngành dịch vụ logistics Việt Nam.